Cách trồng và chăm sóc mai vàng đúng kỹ thuật nhất. Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam. CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MAI VÀNG ĐÚNG KỸ THUẬT NHẤT Kỹ thuật trồng mai
trồng mai vàng kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là đúng cách, trồng như thế nào để có được chậu mai kiểng đẹp? – Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Những tư liệu dưới đây giới thiệu khá chi tiết về cách trồng, chăm sóc để có được một chậu mai kiểng đẹp vào dịp Tết. Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. Nó không quá kén đất trồng. Bằng chứng là trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi…mai vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, mai kỵ đất bị úng thuỷ, thường xuyên ngập lụt. Rễ mai dài bởi vậy nước ngập lâu dài sẽ khiến cây bị héo úa và chết dần. Trong rễ mai, rễ bàng (mọc quanh đoạn cổ rễ) có sức sống mạnh nhất. Bị chặt đứt, chúng lại mọc ra. Vì vậy, bộ rễ bàng đóng vai trò quan trọng với việc sinh trưởng và phát triển của cây mai.
Xem thêm Các cách phá thế cây mai vàng đẹp và ý nghĩa phong thủy của chúng Điều quan trọng nhất với mai kiểng là dáng cây và việc ra hoa đúng kỳ.Cành lá quá tốt sẽ gây ra ức chế với việc trổ hoa. Cây còi cọc quá thì hoa ít, không đẹp. Mai kiểng được trồng trong chậu với lượng đất giới hạn, nên việc bón phân, chăm sóc cho mai hết sức cần thiết. Người trồng mai kiểng còn chú ý đến môi trường sống của mai. Mai là loại cây thích hợp với khí hậu nóng ấm, từ 25o – 30o, có thể chịu được nhiệt độ cao trong nhiều ngày, nhiều tháng. Tuy nhiên, ở những nơi nhiệt độ thấp (dưới 10o), mai sinh trưởng kém. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, (trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao). Nhưng nhiều loại cây có cách trồng giản dị. Mai là một loại cây như vậy. Tuy nhiên, đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác. Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, hiểu biết về loài cây này. 1. Lên luống và mương rãnh thoát nước Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống. Thông thường, bề ngang luống rộng từ 1-1,2m. Luống này sẽ dùng để ương mai con, khi lướn bứng trồng vào chậu. Giữa hai luống mai sát nhau nên có mương, rãnh thoát nước, tránh ngập úng cho vườn mai. 2. Nhân giống a). Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...). b). Nhân giống vô tính: Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn. Xem thêm cách ươm cành mai vàng từ chuyên gia * Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ. * Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ. Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép. * Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra. Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công. Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này. * Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt. Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn. Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả. 3. Chăm sóc mai * Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát. Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều). Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư. * Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống. Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt. Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây. * Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái. 4. Trẩy (lặt) lá mai Đây là việc làm giúp mai nở hoa đúng vào dịp Tết. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, tiến hành xong trong ngày mới tốt. Nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày. Muốn cây mai trổ hoa nhiều, người trồng mai cần trẩy hết là non, lá già, chú ý không làm gẫy ngọn cành. Có 2 cách trẩy lá mai: Cách thứ nhất, ta cầm lá trẩy ngược ra sau. Cách này tốn ít sức, nhưng dễ kéo theo một đoạn dài vỏ, dễ làm hư hại đến cành hoa và nụ hoa. Cách thứ hai, ta cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá. Cách này không làm xước vỏ, nhưng tốn nhiều công sức. Hơn nữa, đối với những đọt non, cách này dễ gây ra đứt đọn do kéo quá sứ Kỹ thuật trồng mai vàng Tên khoa học: Ochna integerrina Họ : Ochnaceae 1. Giống trồng Từ ngàn xưa, người dân Nam bộ đã xem hoa mai là biểu tượng của xuân về, hình ảnh hoa mai vàng khoa sắc, đâm chồi nảy lộc với hàm ý mong một năm mới nhiều tài lộc và thịnh vượng. Vì lẽ đó hoa mai vàng luôn được ưa chuộng hơn hoa mai trắng. Tùy vào sở thích và mục đích sử dụng cây mai mà có những cách trồng mai khác nhau, có cách đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao (trồng theo cách ghép cành, uốn để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai) hay chỉ trồng giản dị trong đất để mai sống và ra hoa. Cây mai có thể nhân giống bằng phương pháp hữu tính (trồng bằng hạt, thường mất từ 5 – 6 năm mới có thể sử dụng) hay phương pháp vô tính (chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành, có thể sử dụng sau 2 – 3 năm). 2. Thời vụ Mai vàng trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là gieo hạt vào tháng 2 âm lịch. Cây mai trồng vào chậu nên chọn cuối tháng 10 âm lịch của năm trước đến tháng 2 âm lịch của năm sau, chính là điều kiện tốt để hình mô sẹo và mọc chồi. Hơn nữa, ánh sáng là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mai vàng, nên đảm bảo thời gian nhận ánh sáng được 6 tiếng trở lên. Những nơi có thời gian chiếu sáng quá ít, cây mai thường sinh trưởng kém và ra hoa ít. Mai vàng thích hợp khí hậu nóng ẩm hoặc có thể chịu đựng ở nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày và nhiều tháng. Tuy nhiên, với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 100C thì mai sinh trưởng kém. Năm nào thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày (nhiệt độ thích hợp nhất từ 250C – 300C) 3. Mật độ trồng + Gieo hạt: hạt chín (có màu đen) còn tươi thì tiến hành gieo ngay, có thể đạt tỉ lệ nảy mầm trên 95%. Cứ 1 m2 gieo được 100 hạt, cây con có chiều cao 10 cm có thể bứng ra trồng trong chậu hoặc giỏ tre. + Trồng chậu: nếu chậu nhỏ có thể xếp 4 chậu/1m2, chậu lớn thì xếp 1chậu/ 1 – 2 m2 nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho cây. 4. Đất trồng Mai vàng không kén đất, có thể trồng trên các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, hoặc đất có lẫn đá sỏi. Tuy nhiên, với vùng đất thấp cần lên líp rộng 1 - 1,2 m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm úng, thối rễ. Riêng mai trồng chậu nên bổ sung tro trấu, xơ dừa, vỏ đậu phộng,… và cát sẽ giúp thoát nước rất tốt. 5. Bón phân
Phân hữu cơ rất được ưa chuộng và được xem là loại phân chính như: phân chuồng, rơm rạ mục, mùn dừa, đầu tôm, đầu cá, xác đậu nành,... Hoặc có thể bổ sung phân Dynamid và phân lân hữu cơ sông Gianh. Phân hữu cơ giúp cho mai phát triển bền vững, tạo nhiều nụ hoa và có tác dụng làm tăng độ pH trong chất trồng. Kết hợp dùng phân tổng hợp NPK 30-10-10 cho cây vào đầu năm. Từ giữa năm đến tết thì bón vài lần phân NPK 20-20-15 để giúp mai kết nụ và nở bông tốt. Có thể dùng thêm phân bón lá để giúp cây tăng trưởng nhanh, tạo nhiều nụ và hoa. Lịch bón phân tham khảo cho mai trồng chậu Loại phânTháng âm lịch 234567815/9Hữu cơ Dynamidxx Lân hữu cơ sông Gianhxxx NPK 30-10-10xxxxx NPK 20-20-15xxx Chú ý: Đối với mai ghép trồng chậu bón phân từ tháng 2 ÂL đến 15/9 ÂL, một tháng bón phân một lần. Từ tháng 10 đến cuối tháng 11 âm lịch, không bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị lặt lá. Liều lượng sử dụng phân hữu cơ Dynamid từ 10gr đến 100gr/ chậu lớn (đường kính 80 – 100 cm). Phân hoá học NPK từ 10gr đến 50gr/ chậu lớn, Lân hữu cơ sông Gianh từ 10gr đến 30gr/ chậu lớn. Lịch bón phân tham khảo cho mai trồng ngoài đất Loại phânTháng ÂLGhi chú 2615/9Không nên bón quá nhiều loại phân cùng một lúc, cây dễ bị chết vì ngộ độc hoặc bội thực.Hữu cơ DynamidxxxLân hữu cơ SGxxxNPK 30-10-10xx NPK 20-20-15x Chú ý: - Bón lót trước khi trồng bao gồm phân hữu cơ (phân chuồng hoai hoặc hữu cơ Dynamid) và bón thúc có 3 lần trong năm. - Liều lượng sử dụng phân hữu cơ Dynamid từ 100 kg/1.000m2, phân hoá học NPK từ 10 – 15 kg/1000 m2, Lân hữu cơ sông Gianh từ 100kg/1.000m2. 6. Phòng trừ sâu bệnh Các đối tượng thường xuyên gây hại trên cây mai có thể kể đến: a. Bọ trĩ (Thrips sp.) Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu như sau: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC, Vimite 10ND; Bifentox 30ND; Virigent 800WG… b. Nhện đỏ (Tetranychus sp.) Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây có thể dùng một trong các loại thuốc: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC… c. Rệp sáp (Dysmiccocus sp) Có thể dùng tay giết rệp hoặc khi cần thiết thì sử dụng một trong các loại thuốc: Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster… d. Sâu ăn lá (Delias aglaia) Có thể sử dụng thuốc trừ sâu như: SecSaigon 5EC hoặc 10EC; Diaphos 5EC; Sagothion 50EC; Padan 95SP; Fastac 5EC,… đ. Bệnh mốc cam (do nấm Coniothyrium fuckelli) Nên định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gẫy hoặc bị bệnh. Sau khi tỉa cành phun thuốc Daconil, Zineb, hoặc thuốc gốc đồng,… e. Bệnh gỉ sắt (do nấm Phragmidium mucronatum) Tỉa bỏ các cành lá bệnh rồi tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali tăng sức chống bệnh cho cây. Chỉ tưới nước vừa phải. Phun thuốc Bayfidan, Score, Anvil, Zineb, Carbendazim,… f. Bệnh cháy lá (do nấm Pestalotia funereal) Bón phân đầy đủ, cân đối tỉ lệ N-P-K, ngắt bỏ lá già, lá bệnh, định kỳ phun thuốc gốc đồng và phân bón lá cho cây. g. Bệnh vàng lá do tác nhân bệnh sinh lý Bón đầy đủ phân khi có hiện tượng vàng lá, nên kết hợp phun xịt phân bón lá có chất vi lượng, cây sẽ mau hết bệnh. h. Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia palmarum) Dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: mật độ trồng thích hợp để cây mai được thông thoáng, vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan, bón phân cân đối, cần tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali cao giúp cây kháng bệnh. Khi cây bệnh có thể dùng thuốc hoá học: Viben C BTN, phun ướt đều cả hai mặt lá, cần lập lại 2-3 lần, sau 5-7 ngày để trị bệnh. Hoặc có thể phun từ 10-15 ngày/ lần để phòng trừ bệnh. i. Bệnh đốm đồng tiền do tác nhân địa y Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, quá gần nhau, dưới tán lá và gốc cây cần nhận đủ ánh sáng mặt trời. Cần để vườn mai thông thoáng, khô ráo. Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa để vườn luôn được khô ráo. Đối với những gốc mai đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều, dày đặc, có thể dùng bàn chải cọ rửa sạch những đốm bệnh trên thân, cành. Dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Bordeaux 1% quét lên thân cây vào đầu màu mưa, cũng có tác dụng ngăn chặn bệnh xâm nhập và lây lan. Ngoài ra bạn có thể dùng một số loại thuốc gốc đồng như Copper – B, Coc 85; Copper – Zinc hoặc Zinccopper… xịt ngừa lên chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành. 7. Chăm sóc * Đầu vụ cần làm tốt để không ảnh hưởng cả một vụ mai như dọn cỏ, bón phân, thay đất, tỉa cành, tạo dáng cây cần có tay nghề cao mới làm được. * Cuối vụ lặt lá mai đúng lúc là khâu rất quan trọng. Cần dựa vào tình trạng sinh trưởng, đất trồng, nước tưới, độ tuổi của cây, điều kiện thời tiết khí hậu, mai trồng trong chậu hay trong vườn… Những năm thời tiết không thay đổi, thường lặt lá mai vào rằm tháng 12 âm lịch. Nhưng nếu thời tiết có sự thay đổi thì tùy theo mức độ nắng nóng hoặc lạnh có thể tiến hành lặt lá mai như sau: - Có nắng nóng nhiều hoặc có gió chướng mạnh thì mai sẽ nở sớm hơn vì thế nên lặt lá mai trễ hơn. Tùy theo kích thước của nụ mai mà có thể lặt lá mai vào khoảng từ ngày 17-20 tháng chạp. - Năm mưa nhiều và chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều, ít gió chướng thì mai sẽ nở trễ hơn, vì thế nên lặt lá mai vào trước ngày rằm tháng chạp, khoảng từ ngày 10-13 tháng chạp tùy theo kích thước nụ mai đã lớn hay nhỏ. - Năm có tháng nhuận mai cũng nở sớm hơn vì thế nên lặt lá mai trễ hơn. - Khi trời lập xuân sớm thì mai sẽ nở sớm, năm đó nên lặt lá mai trễ hơn, ngược lại năm lập xuân trễ thì mai sẽ nở muộn hơn, năm đó nên lặt lá sớm hơn. * Sau tết nguyên đán : nên chăm sóc ngay để cây phục hồi nhanh. Nếu có đất vườn thì chuyển ngay mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu không có đất vườn thì nên thay đất mới. Nên bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần chất trồng mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15 – 25 gam phân NPK 20-20-15 trong 10 lít nước tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước định kỳ để mai phát triển tốt. Việc bón phân, thay đất là rất quan trọng vì nó cung cấp dinh dưỡng cho cây mai phát triển trong suốt một năm. Sau giai đoạn này, người trồng mai nên tiếp tục chế độ chăm sóc trong cả năm, nhất là việc thường xuyên tưới nước. * Tưới nước Trong mùa nắng nên tưới mỗi ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Có thể tưới tràn, tưới phun lên cả thân lá hay tưới rãnh, tưới nhỏ giọt. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát (khi trời không quá nắng). Không nên tưới quá đẫm vào buổi chiều tối vì rất dễ phát sinh sâu bệnh do ẩm độ ban đêm rất cao. Kỹ thuật trồng, chăm sóc mai vàng để hoa nở đẹp, đúng tết Cả tuần nay ngày nào cô em gái cũng bận rộn, săm soi mấy chậu mai, lặt lá cây nào trước, rồi tưới nước. Muốn có hoa mai nở kịp Tết người trồng hoa rất vất vả, bỏ bao nhiêu công sức tưới tắm, bón phân trong cả năm…, vậy mà nhiều khi kỹ thuật cũng bó tay trước thời tiết đỏng đảnh. Nhân tìm đọc một số bài viết và tài liệu về chăm sóc mai vàng cho em gái, xin chia sẻ một bài viết hay trên báo Nông Thôn Ngày Nay và các trang mạng khác: Chuẩn bị đất: Với những vùng đất thấp cần lên líp rộng 1-1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai. Xới đất cho tơi xốp, nhặt hết cỏ dại và gạch đá. Bón lót: Bón phân bò, tro trấu với lượng 3-5kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 0,3- 0,5 kg cho mỗi hố trồng. Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ 3-4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ. Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt. Tưới nước: Mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới quá đẫm vào chiều tối vì dễ phát sinh sâu bệnh do độ ẩm quá cao vào ban đêm. Bón phân thúc: Sau trồng 15-20 ngày, rễ mai đã ăn ra lớp đất mới, cần tưới phân thúc bằng cách hòa 15-25gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước tưới vào gốc nhằm thúc cho bộ rễ mai phát triển mạnh ngay từ đầu. Bón thúc bằng cách rải phân NPK 20-20- 15+TE hoặc NPK 13-13-13 Đầu Trâu quanh gốc với lượng 20-30 gam/cây, định kỳ 25-30 ngày/lần. Kết hợp xới đất để vùi lấp phân nhằm giảm bớt thất thoát phân do bay hơi, rửa trôi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 định kỳ 7-10 ngày/lần. Sau 3-4 tháng từ khi trồng, bón 0,5-0,1 kg phân hữu cơ/cây. Cuối tháng 10 âm lịch cần giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm kích thích mai phân hóa mầm hoa tốt. Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết: Cần áp dụng đồng bộ: Bón phân – Xiết nước – Tuốt lá. Từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp. Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày. Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701. Đúng “tết ông Táo”, nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết; Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-50 độ C) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết. Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước “tết Ông Táo” thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10-20 gam phân urea/10 lít nước để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa. Chưng mai trong những ngày tết: Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa. Chăm sóc mai sau tết: Sau tết, mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15- 25 gam phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên. Chăm sóc cây mai sau Tết Sau Tết, mai bắt đầu tàn tạ và cần được chăm sóc, việc làm này sẽ tạo nền tảng cho cây ra hoa cuối năm sau, phát triển tốt và tránh sâu bệnh. Độc giả Hoàng Minh gửi đến VnExpress bài viết về cách chăm sóc cây mai sau Tết, độc giả này khuyên mọi người nên chăm sóc cây từ trước rằm tháng riêng. "Việc chăm sóc mai sau Tết chia là 3 loại cây: Cây trồng chậu chưng trong nhà, cây trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng đất. Cây mai vàng. Ảnh: Caycanhviet. Với cây trồng chậu chưng trong nhà: Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 28 đến mồng 6 Tết, cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hiện tượng quang hợp không thực hiện bao nhiêu, lá phát triển mới thường có màu xanh nhợt nhạt, mỏng, cành phát triển dài và yếu. Chủ nhà nhiều khi không tưới một ít nước mỗi ngày mà có khi đổ cả bia, nước ngọt vào gốc mai. Chưa kể đến việc dùng thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa không rụng làm xáo trộn sinh lý của cây. Cây mai dồn nhựa ra để nuôi hoa đẹp, lại phải thiếu điều kiện sống trong một tuần lễ nên nhiều cây bị kiệt sức rất nhiều, nếu không chăm sóc tốt thì năm sau mai sẽ không còn hoa nữa. Mai được đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa nở (cả nụ còn lại) để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, một số lá tạo trong lúc nở hoa dù xấu cũng để nguyên như vậy khoảng hơn một tuần cho cây hồi phục. Với cây mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất: Những cây này không bị mất sức nhiều nên ta không cần hồi sức cho mai như mai chưng trong nhà, nhưng sau khi chưng Tết xong ta phải lặt bỏ các hoa dù đã nở hay chưa nở, vì mai quen nắng nên cây trồng chậu chưng ngoài nắng không cần phải đem vào mát. Các biện pháp: Tỉa cành cây:Tỉa cành cây mai chậm nhất cho đến 20 âm lịch (trước ngày 15 thì tốt hơn).Tuỳ theo hình dạng của cây ta có cách tỉa thích hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn- dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba. Dùng khoảng 4g urê (1 muỗng cafe nhỏ) pha với 10 lít nước tưới gốc cây và phun lên cả cây. Nếu thấy cây hồi sức lại (lá xanh hơn, tược non phát triển) thì không cần phải phun thuốc kích thích chồi lá nữa. Trường hợp cây có vấn đề thì mới sử dụng thuốc kích thích phun với liều lượng ít hơn liều lược được hướng dẫn. Nếu cành không phát triển nhiều có thể dùng một gói GA3 (1g) pha từ 30-40 lít nước phun đều lên cây và tưới gốc. Khi cây lợi sức thì đưa từ từ ra nắng để cây quen dần, nó sẽ phát triển chồi, lá rất nhanh. Chú ý rằng đây là giai đoạn bọ trĩ và nấm hồng hoạt động (lá non, trời nắng nóng) nên pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) Fipronil (Regent) phun lần đầu khi tỉa cành khoảng 10 ngày, phun lần thứ hai khi cây vừ nhú tước và lần sau khi lá vừa già. Nếu năm bình thường thì việc tỉa tán cho mai nên thực hiện vào khoảng từ ngày 10 đến 20/, nếu năm nhuận thì tỉa tán muộn hơn. Các bạn chú ý việc tỉa tán rất quan trọng vì nó sẽ tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi tược non sẽ phát triển thành cành mới và mang theo cả chồi trên nách lá, chồi này có thể biến thành tược hoặc nụ (phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác). Những cây không tỉa cành chắc chắn sẽ không cho hoa nhiều bằng các cây tỉa cành ngay từ đầu năm và thường dễ bị nấm bệnh. Trong việc tỉa cành các bạn chú ý rằng, cành tỉa càng gần thân thì tược phát triển càng mạnh Vệ sinh cây: Tỉa cành cho cây xong, việc vệ sinh cho cây thực hiện rất dễ, có thể dùng vòi nước mạnh phun cho tróc bớt rong rêu nấm mốc trên cây nếu ít. Với cây có rong rêu nấm móc nhiều hơn có thể dùng Ure pha thật đặc phun vào nơi có nấm mốc (dùng nhưa cột dưới che dưới gốc không để Urê chảy xuống gốc) chừng 10 phút, sau đó dùng bàn chải chà thật mạnh cây sẽ tróc hết (nếu có máy rửa xe chỉnh áp lực thấp phun thì sạch nhất, cả những nơi như nách cành, khe kín). Việc thay đất cho cây: Theo kinh nghiệm của các nhà vườn thì việc thay đất cho cây trong điều kiện cây bị yếu khi vừa cho hoa, kế đến trời miền nam thường nóng sau Tết nên việc thay đất không có lợi, có khi nắng nhiều mà bộ rễ bị tổn thương cây không hấp thụ đủ nước và muối khoáng nên có thể yếu đi hoặc nặng hơn có thể chết. Vì thế họ thường bón một ít phân cho cây để cây phát triển bộ rễ . Phân bón cây lúc trời nắng nóng cần thiết phải có đạm và kali, có thể dùng NPK ( 20-16-8 ) nhưng tốt nhất là phân hữu cơ như phân cá + phân bánh dầu ngâm + một ít kali (KCl). Cây bình thường, không sâu bệnh thì trong tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch cây sẽ có bộ lá phát triển hoàn chỉnh. Việc thay chậu, thay đất mỗi năm không cần thiết lắm, nếu bộ rễ chưa phát triển quá nhiều trong chậu thì không cần thay đất, việc thay đất chỉ nên thực hiện sớm nhất là hai năm hoặc ba năm. Còn thay chậu chỉ nên làm khi chậu quá nhỏ so với bộ rễ của cây (thường thì đường kính chậu không quá một phần ba tán lá). Xin nhắc lại là bọ trĩ phá rất dữ trong mùa nắng nóng, nếu để cây bị phá nhiều, lá không quang hợp tốt thì năng suất hoa sẽ không cao. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch miền nam bắt đầu có cơn mưa vào mùa. Nếu cần thay đất thì việc thay đất cho cây vào gần cuối tháng 3 hay đầu tháng 4 âm lịch là hợp lý. Cây trồng trong chậu nếu chất trồng chủ yếu bằng tro, xơ dừa thì mang cây ra khỏi chậu dễ dàng nếu rễ đã phát triển đầy chậu. Dùng dao thật bén gọt bỏ phần rễ già (có màu vàng sậm, khô), dùng bay nhỏ hoặc cây nhọn cạy bỏ bớt đi một phần đất trồng lâu năm. Trước khi đưa mai vào chậu trở lại cần kiểm tra lại các lổ thoát nước, dưới đáy chậu cần lót miếng mảnh vỡ của chậu cho dễ thoát nước, trên đó là lớp cát to, một lớp phân hữu cơ, phủ lên trên một lớp chất trồng rồi mới đặt lại cây vào (không để rễ tiếp xúc trực tiếp với phân ít nhất vài tháng ), bổ sung cho đủ chất trồng, ém chặt cho cây cứng gốc. Cần chú ý là lớp phân hữu cơ và phân tro sẽ phân huỷ một thời gian cây sẽ bị lún xuống, vì thế nên đặt cây có gốc cao hơn mặt chậu để khi ổn định ta có vị trí cây như ý. Nếu mai có chất trồng chủ yếu là đất thịt thì việc thay đất khó hơn, các bạn phải dùng bay moi quanh góc sát chậu hơn nửa vòng rồi lắc mạnh, mai sẽ tách khỏi chậu và có thể mang ra cắt bớt rễ, thay đất cho cây. Thông thường, nếu cây lớn trồng trong chậu nhỏ và nhất là trồng bằng tro trấu-xơ dừa thì mỗi năm phải thay đất 1 lần (khi thấy rễ mai bám đầy cả thành chậu). Trường hợp trồng bằng đất thịt rễ chưa bám nhiều có thể hai năm hoặc 3 năm thay cũng được (xem sự phát triển của cây). Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn. Công việc chăm sóc mai sau Tết coi như hoàn chỉnh. Làm các việc trên các bạn đã chuẩn bị thật tốt cho cây mai để nó tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết tới.