Mai vàng là loại hoa được hầu hết các hộ gia đình cũng như các công ty, doanh nghiệp ở khu vực miền Nam lựa chọn để trưng trong nhà, ngoài sảnh vào dịp Tết. Sau khi dồn hết dinh dưỡng để ra hoa, mai sẽ cần được chăm sóc để luôn tươi tốt và có thể sử dụng tiếp vào năm sau. Bên cạnh đó, giai đoạn mùa mưa cũng là thời điểm mà mai cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi mùa mưa đến, nhiều cây mai đang tươi tốt bỗng nhiên bị tàn úa rồi chết. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng này chính là do đất và phân. Để không gặp phải những vấn đề kể trên, các bạn hãy cùng tham khảo cách chăm sóc mai vàng trong mùa mưa chia sẻ.
>>cây mai rễ gì ?rễ cây mai rễ cọc hay rễ chùm thuộc rễ gì? Đặc tính của cây mai Vàng và giá mai vàng hoành 50
Mai vàng là loại cây chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện nóng ẩm. Chính vì vậy, loại cây này không phổ biến ở miền Bắc. Nếu như thời tiết miền Bắc được chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông thì ở miền Nam chỉ có hai mùa là mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa ở miền Nam thường bắt đầu từ khoảng tháng 5 cho đến tháng 9 dương lịch. Vào thời điểm này, những cơn mùa đầu mùa sau những ngày nắng nóng sẽ cung cấp "năng lượng" để cây phát triển. Tuy nhiên kéo theo đó là những loại côn trùng và nấm gây bệnh. Nếu không biết cách chăm sóc, mai vàng sẽ rất dễ chết hoặc kém phát triển. Vậy chăm sóc mai vàng vào mùa mưa như thế nào là đúng cách? Để chăm sóc mai vàng trong mùa mưa, bạn cần tập trung vào 03 công việc chính như sau:
1. Tỉa cành và bấm đọt cho mai vàng
Sau Tết, mai sẽ được cắt cành và tỉa tán. Mùa mưa đến, từ thân và cành mai các chồi non sẽ bắt đầu nhú lên. Tùy theo sức khỏe của cây, chồi sẽ phát triển nhanh, mập mạp hoặc còi cọc, yếu ớt. Những chồi non khỏe sẽ hút dinh dưỡng để phát triển tươi tốt. Lúc này muốn cây khỏe mạnh, bạn không nên để quá nhiều chồi. Chỉ để lại những chồi non tốt, mọc ở vị trí đẹp, còn lại nên cắt đi để giữ dưỡng chất cho cây. Những chồi non được để nên bấm đọt đi để không phát triển chiều dài nữa mà bắt đầu phân nhánh. Công việc tỉa chồi, bấm đọt cho mai sẽ được hoàn thành trước tháng 7 âm lịch. Cách để bấm đọt cụ thể như sau:
► Khi chồi lên khoảng 4 - 6 lá, bạn sẽ bấm đi phần ngọn nhỏ ở trên cùng.
► Tiếp theo, xem xét sự phân bố của các nhánh phân ra từ chồi để quyết định xem có nên tiếp tục bấm hoặc không bấm đọt nhằm ngăn chặn hoặc cho nhánh trên chồi phát triển theo một hướng nào đó.
► Dùng dây nhôm bọc vải để định hình và tạo dáng cho các nhánh mới mọc của mai. Công việc này được tiến hành từ khoảng tháng 6 - tháng 10 âm lịch.
2. Bón phân cho cây
Mai vàng cần được tưới phân Urê pha loãng hoặc thuốc kích thích tạo chồi ngay sau Tết. Tiếp đến, người ta sẽ thay đất cho mai. Thời điểm mùa mưa tới, việc bón phân sẽ được thực hiện bắt đầu từ tháng 5 âm lịch. Người trồng có thể nhìn màu sắc của lá để đánh giá được cây mai của mình thiếu chất gì? Cách bón phân cho mai vàng vào mùa mưa như sau:
► Vào tháng 6 âm lịch, nên bón thêm phân Dynamix Lifter và phân lân vi sinh. Vào thời điểm này, nếu bộ lá chưa tốt bạn có thể phun thêm NPK (30-20-10) hoặc Đầu trâu 501.
► Từ tháng 7 - tháng 8, trời bắt đầu mưa nhiều và cây cũng chuẩn bị tích lũy dưỡng chất để hình thành nụ. Vào thời điểm này, bạn nên bón thêm phân Lân vi sinh dưới gốc hoặc dùng một ít DAP nếu lá chưa tốt.
► Từ cuối tháng 8 đến hết tháng 9, cây mai sẽ không còn phát triển nữa, bạn sẽ tiến hành bón phân lân hoặc kali cho cây thay vì các loại phân chứa đạm.
>>mai bị rỉ sắt trên cây mai vàng là gì? Cách cây mai bị bệnh rỉ sắt và chữa trị
Lưu ý: Nụ hoa mai có khả năng hình thành bắt đầu từ tháng 6 âm lịch trở đi. Thời điểm này nếu cây được bón những loại phân có chứa nhiều lân sớm sẽ có thể làm cho một ít nụ hoa hình thành già đi và nở sớm. Bên cạnh đó từ tháng 9 âm lịch, nếu bón phân có chứa nhiều đạm có thể cây còn bung tược non, gây ảnh hưởng nhất định đến hoa.
3. Xử lý sâu bệnh
Mùa mưa là thời điểm mà các loại sâu bệnh hại bắt đầu phát triển mạnh. Vào tháng 5 âm lịch, trời đang còn oi bức sau đó dần chuyển sang mùa mưa, tạo ra môi trường ẩm giúp cho bọ trĩ hay còn gọi là rầy lửa phát triển mạnh. Vào những tháng sau, khi loại bọ này dần biến mất thì nhện đỏ lại bắt đầu xuất hiện, cao điểm là vào khoảng tháng 8 âm lịch. Ngoài ra, mai còn bị tấn công bởi các loại nấm mốc, vi khuẩn. Chúng xuất hiện một cách âm thầm cho đến khi mai bắt đầu rụng lá, héo úa, người trồng mới phát hiện ra. Để xử lý các loại sâu bệnh tấn công mai, bạn chỉ có thể sử dụng thuốc BVTV mặc dù rất độc hại với con người và môi trường.
>>mai vàng ra hoa sớm?Những kỹ thuật trồng mai con bao lâu ra hoa
\
4. Những điều cần lưu ý khác
Ngoài việc tỉa cành, bấm đọt, bón phân đúng cách và xử lý sâu bệnh kịp thời, bạn còn cần phải lưu ý một vấn đề khác khi chăm sóc mai vào mùa mưa đó là: thường xuyên kiểm tra xem chậu có bị bít lỗ thoát nước không. Nước mưa có đọng lại quá lâu trong chậu do lỗ thoát nước nhỏ làm phần rễ của cây bị hư, không hấp thụ được chất dinh dưỡng và dẫn đến phát triển kém.